Khối lượng riêng của đồng là gì, có ảnh hưởng đến giá cả khi thanh lý hay không? Đây chắc chắn là thắc mắc chung của những ai đang có nhu cầu mua bán đồng phế liệu. Vì vậy trong bài viết ngày hôm nay, Phế Liệu Thần Tài sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về đồng, hợp kim đồng phổ biến, đặc trưng, tính chất, công dụng, phương pháp nhận biết các loại đồng và khối lượng riêng, trọng lượng riêng của đồng nhé.

Kim loại đồng là gì?

Kim loại đồng là gì?
Kim loại đồng là gì? Khối lượng đồng bao nhiêu?

Từ thời xa xưa, đồng đã được tìm thấy nhiều tại Síp cho nên tên gọi nguyên bản của chúng chính là cyprium hay kim loại Síp. Đồng được khai thác lần đầu tiên vào khoảng 5000 năm TCN và đúc thành khối để sử dụng vào khoảng 4000 năm TCN. Vật chất này đặc trưng bởi màu đỏ cảm, dẫn nhiệt và dẫn điện cực kỳ tốt. Trong tự nhiên, đồng xuất hiện dưới dạng kim loại cho phép sử dụng trực tiếp mà không cần khai thác từ quặng. 

Cho đến nay, đồng vẫn là nguyên liệu phổ biến nhất trong sản xuất dây điện, dây cáp, dây dẫn, ống dẫn, vật liệu xây dựng đặc biệt là làm thành phần chính của nhiều hợp kim đa ứng dụng. Tính chất, đặc trưng, khối lượng riêng của đồng ở mỗi dạng mỗi khác nhau nhưng nhìn chung đều khá độc hại. Chỉ cần 30g sulfat đồng đã đủ gây chết người. Bột đồng còn là một trong những vật chất dễ bắt cháy nhất. Khi nồng độ đồng trong nước lớn hơn 1 mg/l thì có thể tạo thành các vết bẩn bám trên quần áo. Nếu nồng độ đồng trong nước vượt quá ngưỡng an toàn 1,5-2 mg/l có thể đe dọa đến sức khỏe người uống.

Kim loại đồng trong hóa học

  • Đồng là nguyên tố quan trọng với ký hiệu Cu trên bảng hệ thống tuần hoàn hóa học. 
  • Số nguyên tử của kim loại này là 29. 
  • Điểm sôi 256°C.
  • Nhiệt độ nóng chảy 1085°C. 
  • Cấu trúc tinh thể của đồng ở dạng lập phương tập diên.
  • Trọng lượng nguyên tử 63,546.
  • Màu sắc đặc trưng đỏ cam.
  • Khối lượng riêng của đồng lớn gấp 3 lần nhôm: 8,94g/cm2.

Đặc trưng, tính chất của đồng

Giống như các kim loại khác, đồng có nguyên tử khối, tính chất vật lý, tính chất hóa học riêng. Cụ thể như sau:

  • Chống ăn mòn rất tốt
  • Nhiệt độ nóng chảy tương đối cao
  • Tính công nghệ tốt
  • Dẫn nhiệt tốt
  • Dẫn nhiệt tốt
  • Độ bền không cao nhưng sẽ tăng khi biến dạng nguội
  • Trọng lượng riêng của đồng theo thống kê quy chuẩn  là 8,96 g/cm³.
  • Nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.

Khối lượng riêng của đồng

Cách tính khối lượng riêng của đồng
Cách tính khối lượng riêng của đồng

Khối lượng riêng của đồng vàng – Đồng la-tông

Đồng vàng hay đồng la-tông là hợp kim của đồng và kẽm cùng một số nguyên tố đặc biệt khác:

  • Đồng la-tông đơn giản là hợp kim đồng kẽm với lượng kẽm ít hơn 45%. Kẽm có chức năng nâng cao độ bền và độ dẻo của, nếu hàm lượng kẽm cao hơn 50% thì đồng la-tông sẽ cứng và giòn hơn.
  • Đồng vàng được gọi là tom pắc và chuyển sang màu đỏ nhạt, sở hữu tính chất của đồng khi hàm lượng Cu trong hợp kim ở mức 88-97%.
  • Đồng la-tông phức tạp là hợp kim gồm Cu, Zn và các nguyên tố như Ni, Sn, Pb, Al để cải thiện tính chất của hợp kim. Đồng la-tông Ai, Ni có cơ tính cao. Đồng la-tông Pb có tính cắt gọt tốt, được ứng dụng làm các chi tiết cắt trực tiếp sau khi đúc mà không cần qua biến dạng. Đồng la-tông Cu Sn chống ăn mòn tốt nhất nên được sử dụng trong chi tiết máy và các loại ống dẫn. Khối lượng riêng của đồng la-tông khác nhau tùy từng loại.

Khối lượng riêng của đồng Brông – Đồng thanh

Đồng thanh hay Brông là hợp kim của đồng và các kim loại khác không phải kẽm. Người ta phân biệt các loại brông với nhau bằng nguyên tố hợp kim chủ yếu trong brông

  • Brông thiếc Cu-Sn là hợp kim của đồng và nguyên tố hợp kim chiếm tỷ lệ cao nhất là thiếc, khối lượng riêng của đồng thanh dạng này cũng khác so với đồng nguyên chất.
  • Đồng thanh Brông nhôm là sự kết hợp của đồng và nhôm

Khối lượng riêng của đồng thau 

Đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm, đây là vật liệu dễ đúc và gia công. Nhiệt độ nóng chảy của loại đồng này tương đối thấp, 900°C đến 940°C. Màu sắc của đồng thau phụ thuộc vào tỷ lệ kẽm, cụ thể như sau.

  • Kẽm chiếm 18% – 20%: Đồng thau màu đỏ
  • Kẽm chiếm 20% – 30%: Đồng thau màu vàng nâu
  • Kẽm chiếm 30% – 42%: Đồng thau màu vàng nhạt
  • Kẽm chiếm 50% – 60%: Đồng thau màu vàng bạch.
  • Đồng thau sử dụng trong công nghiệp là loại chứa lượng kẽm không quá 45%.

Kim loại đồng được sản xuất như thế nào?

Kim loại đồng được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ phục vụ đời sống sinh hoạt cho đến sản xuất. Hầu hết chúng đều được khai thác hoặc chiết tách từ đồng sulfua tại các mỏ đồng porphyr lộ thiên chứa từ 0,4 đến 1,0% đồng.  Các mỏ đồng lớn nhất hiện nay gồm có: mỏ Chuquicamata ở Chile, Hoa Kỳ; Bingham Canyon Mine ở Utah và El Chino Mine ở New Mexico, Hoa Kỳ. Lượng đồng khai thác ở Chile chiếm ⅓ sản lượng đồng thế giới, tiếp theo là Hoa Kỳ, Indonesia và Peru. Một phần đồng kim loại cũng được thu hồi bằng quá trình In-situ leach. 

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng đồng đang tăng cao bởi sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp và công nghệ mới. Do đó, việc khai thác tài nguyên đồng trong thiên nhiên không thể đáp ứng được. Người ta đã tìm ra giải pháp thay thế tốt hơn, đó chính là tái chế đồng phế liệu. Bên cạnh các ứng dụng phổ biến, khối lượng riêng của đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong quy trình tái sản xuất nguyên liệu này.

Quy trình tái chế kim loại đồng

Trọng lượng riêng của đồng
Trọng lượng riêng của đồng bao nhiêu?

Đồng cũ hư được nung trong lò cao, khử và đúc hoặc tinh chế bằng cách mạ điện trong bể axit sunfuric. Sau khi tái chế, khối lượng riêng của đồng vẫn khá nặng, không bị giảm chất lượng cho dù ở dạng thô hay đã qua gia công, do vậy không bị mất giá so với đồng khai thác từ quặng. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở thu mua phế liệu đồng hoạt động tích cực trên toàn quốc. Giá đồng phế liệu tương đối cao, luôn ở mức 65.000 VND – 215.000 VND/kg tùy chất lượng hàng hóa, số lượng thanh lý và các yếu tố bên ngoài khác. Nếu bạn đang cần bán kim loại đồng, sản phẩm làm từ đồng, hãy liên hệ công ty uy tín như Phế Liệu Thần Tài để được hỗ trợ mức giá tốt nhất.

Các ứng dụng của kim loại đồng hiện nay

  • Làm que hàn đồng
  • Làm dây điện, dây cáp, dây dẫn trong các thiết bị, máy móc
  • Làm cuộn từ trong nam châm điện, động cơ, mô tơ, rơ-le
  • Làm đồ dùng nhà bếp, đồ dùng trên bàn ăn
  • Làm đồ trang trí, đồ dùng nội thất, vật liệu xây dựng
  • Nguyên liệu thành phần đúc tiền xu, gốm kim loại, thủy tinh màu
  • Làm ống chân không, magnetron, ống tia âm cực
  • Đúc tượng, đúc lư,…
  • Làm nhạc khí, đặc biệt là đồng thau
  • Làm bộ dẫn sóng
  • Làm bề mặt tĩnh sinh học 
  • Nguyên liệu thành phần trong các hợp chất chuyên dụng để phân tích hóa học

Như vậy là chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu về khối lượng riêng của đồng, trọng lượng riêng của đồng và các ứng dụng phổ biến nhất. Nếu bạn đang sở hữu lượng đồng phế liệu lớn và muốn thanh lý giá tốt, hãy liên hệ Phế Liệu Thần Tài để được tư vấn chi tiết, thu mua tận nơi trong ngày.

Phế liệu Thần Tài cam kết luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối giữa nhân viên thu mua với khách hàng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 và biến thể Omicron đang lây lan khá nhanh. Mỗi tuần, các lãnh đạo, nhân viên & toàn thể công nhân của Thần Tài đều được xét nghiệm covid thường xuyên. Chúng tôi sẽ cung cấp GIẤY XÉT NGHIỆM ÂM TÍNH COVID để quý khách hàng yên tâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat ngay